Các nước Nam Á có nền kinh tế gì? Điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế Nam Á

Người đăng: Nguyễn Kim

Nam Á bao gồm các quốc gia hạ Himalaya và các nước ở tiểu lục địa Ấn Độ. Vậy các nước Nam Á có nền kinh tế như thế nào? Điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế Nam Á là gì? Hãy cùng Dubaothoitiet.info giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Điều kiện tự nhiên của Nam Á

Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km² và bao gồm 7 quốc gia: Pa-kit-tan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Ma-li-vơ. Trong đó Ấn Độ là quốc gia có diện tích lớn nhất.

Địa hình: Nam Á có dãy Hi-ma-lay-a cao đồ sộ ở phía bắc, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.

Khí hậu: đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông tương đối lạnh và khô. Trên các vùng núi, khí hậu phân hóa thay đổi theo độ cao, trên 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

Sông ngòi: Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,... bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.

Thảm thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.

Đặc điểm kinh tế các nước Nam Á

Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, trong đó Ấn Độ có kinh tế lớn nhất và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các nước Nam Á. Đây cũng là nền kinh tế lớn đứng thứ 7 trên thế giới khi xét theo GDP. 

Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

Các nước Nam Á có nền kinh tế

A. chậm phát triển.

B. đang phát triển.

C. khá phát triển.

D. rất phát triển.

Đáp án: B. Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

Những câu hỏi trắc nghiệm khác về Nam Á:

Điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Nam Á

Phát triển nông nghiệp

Khí hậu ở Nam Á đa dạng, phân hóa (theo bắc – nam, độ cao và theo mùa), nhưng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa gió mùa Tây Nam. Dây là điều kiện thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản.

Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ như đồng bằng Ấn Hằng thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả, các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn.

Sơn nguyên, vùng chân núi ở Nam Á có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê,…

Phát triển công nghiệp

Ở Nam Á có các khoáng sản nổi bật là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… là tiền đề để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

Trên các vùng núi Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông và sơn nguyên tây bắc Nam Á, Đê-can có hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển. Từ đó cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô….Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản khác như nguồn thực phẩm nấm, mật ong,…và các dược liệu quý.

Dịch vụ khác

Khu vực Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng và có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn. Có lợi thế trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế.

Có các hệ thống sông lớn như sông Hằng, sông Ấn,… là nguồn cung nước tưới dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp. Ngoài ra còn tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… 

Ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện.

Phía nam Nam Á, đặc biệt là bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ấn Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển, làm muối và phát triển du lịch biển – đảo.

Trên đây, chúng tôi cung cấp đến bạn những thông tin để giải đáp cho câu hỏi các nước Nam Á có nền kinh tế gì? Qua đó cũng trình bày thêm về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế của khu vực Nam Á. Mong rằng các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích!

Bài viết cùng chủ đề