Hiện tượng băng tan là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng băng tan

Người đăng: Sophie Nguyen

Khí hậu Trái đất đang ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu đi và nhiệt độ ngày càng tăng cao. Điều này được thể hiện rõ nhất qua hiện tượng băng tan ở hai cực. Vậy hiện tượng băng tan là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng băng tan là gì? Thực trạng băng tan và biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan là gì? Cùng Dubaothoitiet khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

MỤC LỤC
 

Hiện tượng băng tan là gì?

Hiện tượng băng tan trong những năm gần đây được dư luận biết đến và bàn tán nhiều hơn.

Hiện tượng băng tan trước hết là một hiện tượng vật lý. Thuật ngữ này dùng để chỉ sự tan chảy của tuyết hoặc các tảng băng trong đó bao gồm sông băng, những tảng băng trôi, và thềm băng trên các đại dương.

Nguyên nhân hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan diễn ra do các tác nhân tự nhiên và tác nhân con người.

Tác nhân tự nhiên

Thực tế cho thấy băng tan là do nhiệt độ trung bình của trái đất tăng. 

Sự nóng lên toàn cầu diễn ra do một lượng khí metan bị thải ra quá mức cho phép từ Bắc cực và các vùng lân cận.

Hiện tượng núi lửa phun trào cũng tác động đến việc tan các tảng băng ở 2 cực do hàng tấn tro bụi bị bay vào không khí.

Lượng CO2 thải ra khi băng tan cũng làm nhiệt độ trái đất nóng lên và cuối cùng lại lặp lại vòng chu kỳ băng tan > thải khí CO2 > trái đất nóng lên.

Tác nhân con người

Các tác nhân tự nhiên chỉ tác động phần nhỏ vào quá trình xảy ra hiện tượng băng tan. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở các hoạt động sống của con người.

Khí thải từ các khu công nghiệp và phương tiện giao thông làm tăng lượng khí CO2 trong không khí. Đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt.

Ngoài ra con người cũng đang tàn phá khai thác rừng tự nhiên quá mức cho phép. Điều này khiến lượng cây xanh không đủ để đào thải khí CO2 mà hoạt động của con người gây ra.

Xem thêm : Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Thực trạng và cách khắc phục

Thực trạng hiện tượng băng tan trong những năm gần đây

Hiện nay tình trạng hiện tượng băng tan đang diễn ra ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng băng trên trái đất đang tan nhanh hơn khoảng 57% so với cách đây 30 năm.

Tính từ năm 1979 đến năm 2020, lượng băng ở Bắc cực đã bị giảm một phần diện tích gấp 6 lần nước Đức.

Tại Nam cực, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 3.5 cm. Nước biển đang dâng lên do lượng băng tan quá lớn. Thực tế cho thấy nhiều vùng đã bị nước biển xâm nhập mặn và gây ra tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Tác hại của hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan tiềm ẩn những mối nguy mà nhân loại sắp phải đối mặt.

Biến đổi khí hậu trầm trọng

Khi nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng cao, lượng băng ở hai cực sẽ tan ra. Kèm theo đó là lớp băng CO2 vĩnh cửu bị lộ ra và tham gia vào hoạt động tuần hoàn của tất cả sinh vật sống trên trái đất.  Việc một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển tăng cao sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm tầng ozon. Cây xanh sẽ vì vậy mà ít đi do bị quá tải CO2 khiến trái đất nóng lên.

Vòng tuần hoàn này cứ lặp đi lặp lại như vậy và tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn.

Mực nước biển dâng cao

Mặc dù nước băng tan là nguồn cung cấp nước cho một lượng lớn dân số trên thế giới cũng như thủy điện, hiện tượng băng tan đặt ra vấn đề lớn cho mực nước biển tăng cao.

Khi mực nước biển dâng cao sẽ có thể xảy ra tình trạng biển lấn. Tức là nước biển xâm nhập vào đất liền, làm khu vực sinh sống trồng trọt của người dân ven biển bị nhiễm mặn. Nước ngọt cũng bị ảnh hưởng vì hiện tượng xâm nhập mặn này.

Cá đảo hay quần đảo dễ bị nước biển lấn chiếm và nguy cơ cao biến mất.

Ảnh hưởng đến việc đi lại trên biển

Băng tan sẽ khiến các tảng băng lớn bị tách ra và trôi dạt trên biển. Điều này rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại vì nguy cơ đụng phải các tảng băng gây hư hại hoặc thậm chí là chìm tàu.

Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm không khí, nắng nóng kéo dài

Hiện tượng băng tan làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí và nhiệt độ trái đất vì vậy cũng tăng cao. Kèm theo đó lượng khí CO2 này cũng gây hại đến tầng ozone.

Ngoài ra một số nghiên cứu cho rằng trong các tảng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và Nam Cực có chứa lượng lớn vi-rút. Hiện tượng băng tan sẽ phát tán lượng vi-rút này gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Tác động to lớn đến con người và động vật

Hiện tượng băng tan làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất làm thay đổi môi trường sống của nhiều loài động vật khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt là môi trường sống ở biển hoặc rừng, nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng băng tan.

Điển hình là loài gấu Bắc cực hay chim cánh cụt ở Nam cực. Chúng gần như mất đi môi trường sống và khan hiếm nguồn thức ăn.

Còn con người cũng phải đối mặt với hậu quả mà băng tan mang đến như bệnh dịch, xâm ngập mặn, lúc lụt, mùa màng thất bát,...

Biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy để hạn chế hiện tượng băng tan, cần có biện pháp hạn chế lượng khí thải do hoạt động của con người thải ra môi trường. 

Dùng các biện pháp mạnh với cơ quan xí nghiệp thải trực tiếp chất thải ra môi trường mà không qua xử lý.

Tăng cường trồng cây, cải tạo cây rừng, hạn chế phá rừng để tăng lượng O2 trong không khí.

Phân loại rác thải để xử lý đúng tránh gây ô nhiễm cho môi trường

Trên đây là những thông tin về hiện tượng băng tan là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng băng tan là gì? Thực trạng băng tan và biện pháp hạn chế hiện tượng băng tan là gì? Hy vọng những kiến thức này là hữu ích đối với bạn!

Bài viết cùng chủ đề