Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng của miền Bắc Việt Nam, có đặc điểm thời tiết khí hậu đặc trưng cho các tỉnh phía Bắc, một năm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Để biết rõ hơn về đặc điểm khí hậu, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Hải Phòng. Hãy cùng Dubaothoitiet theo dõi ngay bài viết sau:
MỤC LỤC
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên là 1.519km2 (bao gồm cả huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ), trong khoảng 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và 106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
Hiện nay Thành phố Hải Phòng có 15 Quận Huyện, trong đó có 7 quận, 8 huyện: Quận Đồ Sơn, Quận Dương Kinh, Quận Hải An, Quận Hồng Bàng, Quận Kiến An, Quận Lê Chân, Quận Ngô Quyền, Huyện An Dương, Huyện An Lão, Huyện Bạch Long Vĩ, Huyện Cát Hải, Huyện Kiến Thụy, Huyện Thủy Nguyên, Huyện Tiên Lãng, Huyện Vĩnh Bảo.
Hải Phòng có địa hình khá phức tạp, đa dạng, bao gồm cả lục địa và hải đảo, bị chia cắt bởi sông và kênh đào, có mật độ sông lớn nhất Vùng đồng bằng Bắc bộ. Toàn bộ lãnh thổ Hải Phòng được phân chia thành 3 vùng chính:
-
Vùng đá thấp bị chia cắt mạnh, chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các quần đảo như quần đảo Cát Bà, Long Châu và một số đảo khác trong Vịnh Lan Hạ.
-
Vùng đồi bị chia cắt mạnh, chiếm khoảng 5% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phía Bắc huyện Thủy Nguyên.
-
Vùng đồng bằng, chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên, phân bổ ở hầu hết các huyện và khu vực nội thành.
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125km. Địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất có đảo Bạch Long Vĩ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố.
Một số mỏ khoáng sản gốc kim loại có trữ lượng nhỏ: Mỏ sắt ở Dương Quan, mỏ kẽm ở Cát Bà, mỏ than ở Vĩnh Bảo, mỏ cao lanh ở Doãn Lại, mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng,...
Hải Phòng có 2 dãy núi lớn có nhiều đá vôi với trữ lượng lớn khoảng 200 triệu tấn tập trung chủ yếu ở Tràng Kênh, Cát Bà, Phi Liệt, phà Đụn.
Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của tỉnh, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn.
Với đường bờ biển dài và lớn, Hải Phòng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú. Có khoảng 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loại rong biển có giá trị kinh tế cao. Một số sinh vật điển hình mang lại nguồn lợi kinh tế lớn đó là: tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư…
Tại các vùng ven bờ, ven đảo,các bãi cát cũng thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch biển từ đó tăng trưởng kinh tế cho các ngành dịch vụ của tỉnh.
Thời tiết Hải Phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh. Một năm có 4 mùa đặc trưng của miền Bắc: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC - 26oC, tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (nhiệt độ có thể lên > 40oC) và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (nhiệt độ có thể xuống dưới 5oC).
Số giờ nắng một năm khoảng 1.692,4 giờ. Số giờ nắng cao nhất vào các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2.
Lượng mưa 1600–1800 mm/năm. Từ tháng 6 - tháng 9 có nhiều cơn mưa lớn, có thể xảy ra bão. Đây cũng là khoảng thời gian có lượng mưa lớn nhất trong năm.
Độ ẩm trung bình trên 80%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9, thấp nhất là tháng 1 và tháng 12.
Do nằm sát biển nên vào mùa đông, thời tiết Hải Phòng ấm hơn 1oC và mùa hè mát hơn 1oC so với Hà Nội. Nhưng những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên nhiệt độ của tỉnh Hải Phòng đang có xu hướng tăng lên so với những năm trước.
Hy vọng qua bài viết Dubaothoitiet đã đem đến đầy đủ cho bạn những thông tin khí hậu, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Phòng. Đây cũng là một địa điểm rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chắc hẳn, với cảnh quan mà Hải Phòng đem lại sẽ không làm cho du khách thất vọng.